Răng đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ nghiền thức ăn để giảm tải cho dạ dày và giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Răng cũng là bộ phận làm đẹp cho khuôn mặt của ban, “hàm răng mái tóc là góc con người” - Sức khỏe răng miệng cũng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe mỗi người.
Nếu chẳng may bạn bị đau nhức răng do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn sẽ cảm nhận nỗi đau chỉ có thể tả là: “thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”, khó có nỗi đau nào khó chịu bằng.
Ngoài chữa trị đau răng bằng cách sử dụng thuốc hoặc đến các cơ sở nha khoa chữa trị, trong Đông y có phương pháp massage bấm huyệt chữa nhức răng rất hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc mà bạn có thể tham khảo sau đây.
- Bấm huyệt Hợp Cốc:
Vị trí huyệt Hợp Cốc: nằm ở điểm cao nhất của cơ nối giữa ngón cái và ngón trỏ khi ta khép ngón tay lại. Sau khi xác định huyệt thì dùng ngón tay cái của tay bên này bấm – hả huyệt Hợp Cốc của tay bên kia khoẳng 10 lần, cơn dau răng của bạn sẽ giảm rõ rệt.
- Bấm huyệt Giáp Xa: Huyệt Giáp Xa có tác dụng giảm đau các vùng trên mặt và vùng cắm cổ.
Vị trí huyệt Giáp Xa: Huyệt Giáp Xa nằm giữa xương quai hàm của vùng má. Khi bạn cắn chặt răng lại, huyệt sẽ hiện lên ở góc hàm, ở trên bờ dưới xương hàm dưới.’
Cách thực hiện: Ngồi ngay ngắn, xác định vị trí của huyệt, dùng ngón tya day và ấn huyệt cho tới khi có cảm giác buồn buồn tê tê nơi góc hàm là được. Mỗi lần thực hiện từ 1 – 3 phút.
Thường xuyên nhấn vào huyệt Giáp Xa có thể giúp làm giảm đau chân răng và giảm viêm tuyến giáp. Bên cạnh đó, huyệt còn có tác dụng khá tốt đối với chứng méo mặt hoặc lác mắt, bệnh lệch mắt miệng.
- Bấm huyệt Hạ quan:
Vị trí huyệt Hạ Quan là huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn huyệt Hạ Quan, day mỗi bên khoảng 50 lần, cơn đau nhức răng sẽ giảm dần.
- Huyệt Thái Khê: cũng là một huyệt chữa đau nhức răng hiệu quả.
- Gõ răng:
Gõ răng cũng là một biện pháp trị đau răng hiệu quả mà ít người biết đến. Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản, bạ chỉ cần lần lượt gõ răng theo các bước sau đây: gõ răng cửa phía trước, sau đó gõ răng bên trái, bên phải. Khi gõ, bạn nên ngậm miệng và gõ vừa phải, mỗi lần gõ từ 100 – 200 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau răng: Bạn nên bấm với một lực tương đối mạnh; Mỗi ngày nên bấm nhiều lần và mỗi lần nên cách nhau vài giờ; Bên cạnh việc bấm huyệt, bạn cũng nên bổ sung canxi để ngừa sâu răng và giúp răng chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C để chống chảy máu chân răng, tăng cường hệ miến dịch khiến răng không bị sau; Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên; Khám răng miệng định kỳ; Lấy cao răng đều đặn…