Massage có rất nhiều tác dụng tích cực đối với bà bầu, như giảm đau nhức, tê bì, mệt mỏi và căng thẳng trong lúc mang thai và giúp bà mẹ sinh con thuận lợi hơn.
Sức khỏe bà bầu là vấn đề được cả gia đình và xã hội quan tâm và ưu tiên coi trọng. Trong suốt thai kỳ, sản phụ thường hay bị căng thẳng mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố, do sức đè nén của thai nhi ngày càng nặng hơn trong tử cung khiến cho các bộ phận khác của cơ thể cũng trở nên nặng nề, trì trệ, khí huyết cũng lưu thông kém hơn.
Nắm được nhu cầu của các bà bầu, cộng với những lợi ích tuyệt vời do massage đem lại đối với mẹ bầu, những năm gần đây, dịch vụ massage cho mẹ bầu ngày càng phát triển, đem lại cho bà bầu sức khỏe ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, hỗ trợ thai nhi phát triển cũng tốt hơn.
Công dụng của massage cho bà bầu
Việc massage đúng cách đem lại nhiều lợi ích đáng kể như sau:
- Giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng. giảm cảm giác chán ăn, nhất là trong giai đoạn nghén 3 tháng đầu.
- Giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, giúp mẹ bầu thư giãn hơn.
- Giảm đau nhức, tê bì, nhiễm độc thai ngén trong quá trình mang thai.
- Tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp nhiều oxy và tăng cường trao đổi chất cho cả mẹ và bé.
- Giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu hơn, giảm triệu chứng mất ngủ trong thai kỳ.
- Giúp tái tạo năng lượng cho bà bầu.
- Giảm các triệu chứng về tiêu hóa như ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu…
- Giữ làn da bà bầu tươi nhuận, không bị rạn nứt, sạm nám do tác dụng phụ của việc mang thai.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm đối với bà bầu sau khi sinh nở.
- Giảm các triệu chứng chuột rút, sưng mắt cá, phù nề trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về vai gáy, bệnh sợ nước, lạnh sau khi sinh.
Cần chú ý những gì khi massage cho bà bầu?
Bà bầu là đối tượng đặc biệt khi massage, vì thế cần lưu ý những điều sau:
- Chú ý tư thế nằm massage của bà bầu cho phù hợp.
- Chú ý cường độ massage, đặc biệt là đối với vùng bụng và xương chậu sao cho không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Massage xoa bóp nhẹ nhàng, không massage với cường độ mạnh và tuyệt đối không xoa bóp mô sâu đối với bà bầu.
- Trước khi quyết định sử dụng phương pháp massage, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem mình có thuộc diện loại trừ massage khi mang thai hay không?
- Phải lựa chọn cơ sở massage, kỹ thuật viên massage có uy tín, có chứng chỉ hành nghề kẻo tiền mất tật mang.
Mỗi lần làm massage không nên làm quá lâu, chỉ từ 15 – 20 phút cho một lần massage và chỉ cần massage mỗi ngày 1 lần; Không nên massage vào những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ; Nên thay đổi tư thế khi massage để đảm bảo những vị trí cần thiết đều được chăm sóc kỹ lưỡng.