Phương pháp massage bấm huyệt trị tê đầu ngón tay

Trong Đông Y gọi tê bì chân tay là triệu chứng ma mộc  với biều hiện rối loạn cảm giác ở  tay, chân với mức độ nhẹ (ma)  nghĩa là da bị tê bị tê, nhưng vẫn có cảm nhận kích thích và vẫn hoạt động sinh hoạt bình thường. Mộ thì nặng hơn, người bệnh đã ở giai đoạn sau của tê, lúc này tay  chân mất hết cảm giác, không còn cảm nhận được kích thích nữa.

Những đối tượng tường hay mắc tê bì ngón tay bao gồm: Người chạy xe ô tô, xe máy nhiều giờ, người phải khuân vác nhiều; người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh như bóc tôm, cá trong các xưởng sản xuất đông lạnh hay bán hải sản, người làm việc ở môi trường ẩm ướt hay nhân viên bàn giấy ít vận động.

Ngoài ra, tê bì ngón tay còn là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác nhau cụ thể là một số bệnh có thể kể như sau:

Hội chứng ống cổ tay:

Đây là hội chứng do dây tần kinh ở cổ tay bị chèn ép. Dây thần kinh bị kẹt là do cổ tay hoạt động liên tục và thường xuyên quá mức dẫn đến tình trạng hẹp ống cổ tay và sinh ra hiện tượng các ngón tay bị tê bì, đặc biệt là ngón trỏ và ngón giữa, đôi khi cả gan bàn tay cũng bị tê.

Phương pháp massage bấm huyệt trị tê đầu ngón tay

Các bệnh lý ở đốt sống cổ:

Người cao tuổi, người truongr thanh nhưng lười vận động đều có thể mắc chứng bệnh này, bao gồm thoái hóa đốt soongs cổ, viêm đốt sóng cổ, hoặc đĩa đệm giữa các đốt sống cổ bị tăng sinh, phì đại gây nên chèn ép dây thần kinh ngoại biên khu vực cổ gáy và ảnh hưởng đến tận đầu các ngón tay, cảm giác tê bì ở đầu ngón.

Viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc thiếu máu não cụ bộ:

Chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất bị mất cân bằng dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại biên và khiến cho các ngón tay trở nên tê bì . Một số người bị bệnh tiểu đường cũng dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại biên và khiến cho các đầu ngón tay tê bì rất khó chịu.

Cách bấm huyệt trị tê bì chân tay: 

Xoa xát tay: xát hai lòng bàn tay vào nhau, dùng mu bàn tay bên này xát mu bàn tay bên kia cho tới khi nóng lên.

Dùng các ngón tay bên này vê đầu ngón tay bên kia và ngược lại. Lưu ý khi vê ngón tay thì vê từ gốc ra đến ngọn từng ngón tay.

Bấm huyệt Bát Tà: Vị trí huyệt bát tà nằm ở các kẽ màng ngón tay trên ngường tiếp goia[s da ngang tay và mu bàn tay. Tổng cộng có 8 huyetj Bát Tà. Dùng ngón tay cái của tay bên này day từng huyệt Bát Tà cảu tay bên kia, mỗi huyệt day chừng nửa phút, sau đó đổi bên.

Day bấm huyệt Hợp Cốc: huyệt Hợp Cốc nằm ở giữa ngón cái và ngón trỏ, xác định bằng cahs đặt  nếp gấp ngón cái tay này chạm vào  màng ngăn hai ngón, đầu ngón cái chạm vào đâu thì huyệt Hợp Cốc ở đó. Dùng ngón cái day ấn với lực từ nhẹ đến mạnh.

Day bấm huyệt Dương Trì: Nằm ở chính giữa lằn cổ tay phía mu bàn tay. Dùng ngón tay cái day nhje nhàng liên tục khoảng 30 giây ngược chiều kim đồng hồ, sau đó chuyển sang tay còn lại.

Day bấm huyệt nội quan, ngoại quan nằm cách huyệt Dương Trì khoangr2 thốn và nằm đối diên nhau ở hai mặt trong và ngoài của cổ tay. Dùng ngón cái và ngón giữa bấm cùng lúc hai huyệt kể trên theo lực từ nhẹ đến mạnh và giữ trong khoảng 30 giấy rồi đổi bên và làm tương tự.